1.Những con số có ý nghĩa gì?
Mọi người đều muốn có một mức huyết áp bình thường, khỏe mạnh. Nhưng,như thế nào là bình thường? như thế nào là huyết áp cao, thế nào là huyết áp thấp, thế nào là huyết áp nguy hiểm? thế nào là tăng huyết áp giai đoạn 1, tăng huyết áp giai đoạn 2, tăng huyết áp mức cảnh báo nguy hiểm .Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những con số ấy nhé.
2. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương:
Huyết áp tâm thu là áp suất trong động mạch khi tim đang đập (chỉ số phía trên)
Huyết áp tâm trương là áp lực của máu đo được giữa hai lần đập của tim
(chỉ số phía dưới).
Hai chỉ số này càng cao chứng tỏ tim bạn phải làm việc rất nhiều mới có thể bơm máu đi khắp cơ thể được, đó gọi là huyết áp tăng.
3.Các mức huyết áp quan trọng cần phải ghi nhớ:
Với người trưởng thành:
- Huyết áp thấp: Dưới ngưỡng 90/60 mmHg
- Huyết áp bình thường: 90-120/ 60-80 mmHg
- Tiền huyết áp: 120-140/80-90 mmHg
- Huyết áp tăng giai đoạn 1: 140-159/ 90-99mmHg
- Huyết áp tăng giai đoạn 2: 160-180/ >100
- Huyết áp cao nguy hiểm :180/100 mmHg
4.Giới hạn bình thường:
Trong giới hạn bình thường, thì con số ở trên (hay con số lớn hơn) phải ở trong khoảng từ 90 đến 120, và con số ở dưới (hay số nhỏ hơn) phải nằm trong khoảng từ 60 đến 80. Khi cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bạn ở trong giới hạn này thì huyết áp của bạn sẽ được coi là bình thường (theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ). Huyết áp được đo bằng đơn vị là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg. Bất cứ chỉ số huyết áp nào nằm trong khoảng dưới 120/80 mmHg và trên 90/60 mmHg sẽ được coi là bình thường. Huyết áp quá thấp sẽ không đủ để cung cấp đủ oxy và máu cho cơ thể và tim.
5.Tiền tăng huyết áp
Chỉ số huyết áp cao hơn 120/80 mmHg được coi là dấu hiệu cảnh báo để bạn chú ý hơn đến các thói quen tốt cho tim mạch. Khi huyết áp tâm thu (số lớn hơn) nằm trong khoảng 120 đến 139mmHg hoặc nếu huyết áp tâm trương (số nhỏ hơn) nằm trong khoảng từ 80 đến 89 mmHg thì có nghĩa là bạn đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp.
Mặc dù chỉ số này chưa thực sự cho thấy là bạn bị tăng huyết áp, nhưng, huyết áp của bạn đã không còn ở trong giới hạn bình thường nữa. Tăng huyết áp nhẹ có thể rất dễ phát triển thành tăng huyết áp thực sự và khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn.
Trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, bạn chưa cần phải uống thuốc. Nhưng đây là lúc bạn nên thay đổi lối sống của mình. Có một chế độ ăn cân đối và thường xuyên luyện tập có thể làm giảm huyết áp của bạn về mức bình thường và cũng có thể ngăn chặn tiền tăng huyết áp phát triển thành tăng huyết áp thực sự.
6.Tăng huyết áp giai đoạn 1
Bạn sẽ được chẩn đoán là bị tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu của bạn đạt ngưỡng từ 140 đến 159mmHg hoặc nếu huyết áp tâm trương đạt ngưỡng từ 90 đến 99 mmHg. Đây được coi là tăng huyết áp giai đoạn 1.
Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ nhấn mạnh rằng, nếu chỉ có 1 chỉ số của bạn cao hơn thì bạn chưa thực sự bị tăng huyết áp. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp chỉ được đưa ra nếu các chỉ só của bạn vẫn ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian dài.
Bác sỹ có thể giúp bạn đo và ghi lại huyết áp của rmình nếu huyết áp của bạn quá cao. Bạn có thể sẽ phải dùng thuốc nếu huyết áp của bạn không cải thiện sau 1 tháng thay đổi lối sống lành mạnh
7.Tăng huyết áp giai đoạn 2
Tăng huyết áp giai đoạn 2 sẽ nguy hiểm hơn. Nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 160mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 100mmHg thì bạn sẽ được coi là đang trong giai đoạn 2 của bệnh tăng huyết áp.
Ở giai đoạn này, bác sỹ sẽ kê cho bạn một đến hai loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Nhưng bạn không nên chỉ dựa vào thuốc để điều trị tăng huyết áp. Thói quen sống cũng là một phần rất quan trọng trong giai đoạn 2 của bệnh tăng huyết áp.
8.Ngưỡng nguy hiểm
Chỉ số huyết áp trên 180/100 mmHg được coi là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Hiệp hội Tim mạch Mỹ gọi đây là một cuộc “khủng hoảng tăng huyết áp” (hypertensive crisis). Khi phát hiện huyết áp trong giới hạn này bạn cần được điều trị ngay lập tức kể cả không có các triệu chứng khác đi kèm.
Bạn nên được điều trị ngay lập tức nếu huyết áp của bạn ở giới hạn này và đi kèm với các triệu chứng như:
- Đau ngực
- Khó thở
- Thay đổi thị lực
- Các triệu chứng đột quỵ, như liệt hoặc mất kiểm soát cơ mặt
- Có máu trong nước tiểu
- Chóng mặt
- Đau đầu
Tuy nhiên, đôi khi, chỉ số huyết áp cao sẽ xảy ra và sau đó sẽ lại quay trở về mức bình thường. Nếu bạn đo huyết áp và thấy chỉ số huyết áp của mình ở trong giới hạn nguy hiểm, thì lời khuyên của các bác sỹ là bạn nên ngồi nghỉ ngơi một chút, sau đó đo lại lần thứ hai. Nếu lần thứ hai, huyết áp của bạn vẫn cao như vậy thì chứng tỏ rằng, bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt hoặc phụ thuộc vào việc, bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên hay không.
9.Biện pháp dự phòng
Bạn có huyết áp bình thường không có nghĩa là bạn có quyền tự mãn. Kể cả khi chỉ số huyết áp của bạn chứng minh bạn rất khỏe mạnh, thì bạn cũng nên thực hiện các biện pháp dự phòng để giữ huyết áp của mình luôn trong giới hạn bình thường. Việc này sẽ giúp bạn dự phòng được bệnh cao huyết áp phát triển hoặc các bệnh khác liên quan đến tim mạch.
Các biện pháp dự phòng dưới đây có thể sẽ giúp bạn làm giảm huyết áp hoặc tránh được tình trạng tăng huyết áp
- Giảm lượng muối mà bạn tiêu thụ. Lý tưởng nhất, bạn không nên tiêu thụ quá 2300mg muối/ngày. Người trường thành đã bị tăng huyết áp nên hạn chế lượng muối tiêu thụ không quá 1500mg/ngày
- Không thêm muối vào thực phẩm. Việc này sẽ làm tăng lượng muối bạn tiêu thụ.
- Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, vì những loại thực phẩm này vừa chứa nhiều muối lại có giá trị dinh dưỡng rất thấp
- Giảm lượng caffein tiêu thụ. Bạn nên trao đổi với bác sỹ để xem liệu việc nhạy cảm với caffein có đóng vai trò gì trong việc làm tăng chỉ số huyết áp của bạn không.
- Luyện tập thường xuyên hơn. Mức độ thường xuyên chính là chìa khóa quan trọng trong việc duy trì chỉ số huyết áp ở ngưỡng bình thường. Việc mỗi ngày bạn luyện tập 30 phút sẽ tốt hơn là việc bạn luyện tập hàng giờ, nhưng chỉ luyện tập vào ngày cuối tuần.
- Duy trì cân nặng hợp lý, hoặc giảm cân nếu cần. Giảm khoảng 4-5kg sẽ tạo ra những khác biệt rất lớn trong chỉ số huyết áp của bạn.
- Kiểm soát mức độ stress. Luyện tập ở mức độ vừa phải, tập yoga hay thậm chí là ngồi thiền 10 phút có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng
- Giảm lượng đồ uống có cồn. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bạn thậm chí sẽ phải cai hẳn đồ uống có cồn.
- Cai thuốc lá
Khi bạn lớn tuổi hơn, việc dự phòng sẽ trở nên quan trọng hơn. Huyết áp tâm thu sẽ có xu hướng tăng lên khi bạn trên 50 tuổi, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Một số vấn đề về sức khỏe, ví dụ như tiểu đường, cũng đóng một vai trò nhất định. Trao đổi với bác sỹ về việc làm thế nào bạn có thể kiểm soát sức khỏe nói chung để dự phòng bệnh tăng huyết áp.
Để có thể theo dõi huyết áp hằng ngày, các bạn nên trang bị cho mình một máy huyết áp điện tử. Huyết áp điện tử Omron cho bạn kết quả đó chính xác và nhanh, rất tiện và rất dể sử dụng cho tất cả mọi người. Để mua đúng hàng chính hãng Omron ,tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả, bạn liên hệ với https://thaiminhmedical.com/ hoặc fanpage Thái Minh- Thiết bị vật tư y tế tại Nghệ An- Hà Tĩnh