Những điều cần biết khi theo dõi huyết áp tại nhà

Căn bệnh lý về huyết áp đang ngày càng trở nên rất phổ biến, nó cũng chính là nguyên nhân chủ chốt gây ra tử vong và tàn phế do những biến chứng về tim, não, mạch máu… Thế nên, ngoài việc khám định kì, bạn cần phải theo dõi huyết áp tại nhà nhằm kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp một cách bất ngờ, phòng tránh một số nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra.

Vì sao cần theo dõi huyết áp tại nhà?

Có thể các bạn đã biết, tăng huyết áp là một bệnh âm thầm và nguy hiểm. Tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó không có triệu chứng nổi bật. Người bị tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp  thời, có thể dẫn đến đau tin, đột quỵ, suy thận, mất thị lực, mất trí nhớ, rối loạn chức năng cường dương và hàng loạt các nguy cơ khác.

Chính vì vậy, tự theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên và ghi lại các chỉ số huyết áp của mình là một việc vô cùng vần thiết, đặc biết với những người có tuổi, và những người có nguy cơ cao như thừa cân, beo phì, tiểu đường, mỡ máu, hút thuốc lá hay ít vận động. Bài viết này sẽ hưỡng dẫn cụ thể  cách tự theo dõi huyết áp tại nhà. Những  quý vị đã bị bệnh tăng huyết áp có thể tham khảo và lập cho mình một cuốn “ Nhật ký tự theo dõi huyết áp tại nhà” để mỗi ngày ghi lại chỉ số huyết áp để quản lý bệnh, báo động các biến chứng

Với những ai chưa bị bệnh, tự theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên sẽ giúp quý vị phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để thăm khám kịp thời

Ý nghĩa của việc tự theo dõi huyết áp tại nhà

Để biết có bệnh tăng huyết áp hay không nhằm:

  • Thay đổi lối sống, vận động, ăn uống
  • Thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kíp thời

Nếu đã được chẩn đoán bị tăng huyết áp thì:

  • Để biết hiệu quả của thuốc thuốc điều trị tăng huyết áp đang dùng
  • Để kịp thời điều chỉnh lối sống, vận động, ăn uống
  • Để giúp bác sĩ có thông tin theo dõi bệnh trong các lần khám và bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc điều trị nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu( < 140/90mmHg) nhằm kiểm soát được huyết áp lâu dài.
  • Giúp quảm lý và báo động kịp thời những biến chứng nguy  hiểm của tăng huyết áp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Giúp người bệnh có ý thức về bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe đúng cách và uống thuốc đúng giờ

Một số lưu ý khi đo huyết áp tại nhà bạn cần nhớ:

1. Tư thế: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thật thoải mái, ngồi yên trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.
2. Không nên ăn, uống, nói trong lúc đo huyết áp vì dễ bị sai lệch kết quả.
3. Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hoặc cổ tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang so với tim. Nếu đo ở bắp tay bạn hãy đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn, với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.
4. Nên đo huyết áp mỗi ngày hai lần, một lần vào buổi sáng trước khi uống thuốc và một lần vào buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả các kết quả cùng ngày và giờ đo lại vào sổ để thầy thuốc tiện hơn trong việc đánh giá ở lần tái khám tới. Một số máy hiện đại hiện nay cũng đã tích hợp sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo.
5.Trong trường hợp kết quả đo trong nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc cảm thấy không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó: hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có các biện pháp điều trị phù hợp.
6. Ðừng quên là kết quả cũng rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận, bạn cần thay pin mới và đo lại huyết áp.

Dụng cu tự theo dõi huyết áp tại nhà:

Để đo và  tự theo dõi huyết áp tại nhà có thể dùng loại máy cơ, máy điện tự đo ở cánh tay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Hãy gọi đến nhân viên kinh doanh ngay bây giờ để được những lĩnh vực sau:

Đường dây hỗ trợ miễn phí

0918.818.160

ĐK tư vấn
0918.818.160